Bọn mình mua combo tham quan (kiểu tour) địa điểm này từ lời giới thiệu của bạn mình. Vì nếu mua vé xe trolley đến đây cũng khá xa, xe dừng nhiều chặng và giá vé tận $25/ lượt/ trolley.

Bọn mình chọn mua combo tham quan Pearl Harbor qua một công ty du lịch. Đúng 7h 30ph sáng xuất phát, trên xe có khoảng 9 hành khách. 5 đứa bọn mình đi cùng 2 cặp vợ chồng già đến từ Úc và Canada. Hướng dẫn viên bên này vừa lái xe vừa thuyết minh chứ không có HDV riêng như ở Việt Nam hay Philippines. Chú hướng dẫn viên nói tiếng Anh khá khó nghe vì chú là dân Bỉ, sang Hawaii rồi quyết định ở lại đây sống. Vé combo của bọn mình bao gồm phần ăn sáng trên đường gồm 1 chai nước 500ml và một bánh Donut ngọt. Xe bắt đầu lăn bánh lúc 7.30sáng, khoảng 8.15 sáng bọn mình tới nơi. Khách tham quan địa điểm này rất đông, chú HDV nói thường một ngày có khoảng từ 5000-10000 lượt khách tham quan.

Một số kinh nghiệm tham quan Trân Châu Cảng Pearl Harbor như sau:

  • Ở đây các bạn lưu ý không được phép mang túi xách, balô,… vào bên trong nhé. Tất cả hành lý (các loại túi xách) gửi ở ngoài (tốn phí và phải xếp hàng khá lâu).
  • Nếu bạn có vé rồi, có thể đi sang phía bên trái, đến thẳng phòng chiếu phim tư liệu. Phòng chiếu phim ở đây có sức chứa khoảng 400 chỗ, làm mình có cảm giác như đi coi hát ở Việt Nam. Đoạn phim dài khoảng 20 phút. Pearl Harbour chính là Trân Châu Cảng, trận chiến năm đó lính Nhật đã giết hơn 2,400 lính Mỹ chỉ trong vòng 1 ngày mà không báo trước 24 tiếng, như thế này được tính là chơi xấu, không tôn trọng luật quốc tế lúc bấy giờ. Mấy bác du khách ngồi phía sau mình ngồi khóc sụt sùi khi xem phim đó, bạn mình thì tức giận vì Nhật chơi không đẹp.
  • Sau khi hết phim, mình đi ra thuyền để đi tới đài tưởng niệm lính Mỹ. Nơi này có 3 con tàu bị đánh chìm tên là Arizona đã được trục vớt lên. Các con tàu khác nằm lại mãi mãi dưới lòng đại dương. Điều lạ là sau hơn 75 năm, dầu từ con tàu chìm này vẫn còn nổi lên mặt nước cho đến ngày nay.
  • Sau khi thăm đài tưởng niệm, tàu sẽ chở bạn đến bảo tàng, từ đây xe buýt của viện bảo tàng sẽ chở bạn đến tàu ngầm lịch sử Subrine. Hướng dẫn viên của tàu đa phần là các tình nguyện viên, theo mình được biết họ là những người đã nghỉ hưu. Tàu rất rộng, thiết kế từ năm 1940 nhưng đã rất hiện đại và tiện nghi. Đến nay quân đội Mỹ vẫn còn tổ chức một số cuộc hội nghị nhỏ trên con tàu này, hôm mình đi thì trúng ngay ngày họ tổ chức nên không được đi vào khu đó thôi, chứ vẫn tham quan các khu khác bình thường.
  • Điểm đến cuối cùng của tour là bảo tàng Pacific, tuy nhiên bọn mình lúc này không còn đủ thời gian để tham quan nên phải ở lại xe buýt để quay về

Một số hình ảnh của Trân châu cảng Pearl Harbor ở Hawaii dưới đây cho các bạn xem thêm nhé:

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii
Bên trong tàu

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii
Phòng chiếu phim tài liệu

Kinh nghiệm du lịch Trân Châu Cảng Hawaii

 

Để giúp mình duy trì blog, bạn đọc có thể đóng góp bằng cách click vào link dưới, cảm ơn các bạn nha 🙂

Tặng Ngân 1 ly cà phêTặng Ngân 1 ly cà phê



Bạn có thể cũng quan tâm đến các bài viết sau

Author

Trúc đang sống và làm việc tại New Zealand, chị chia sẻ các kinh nghiệm về du lịch cũng như cuộc sống ở New Zealand và các nước xung quanh khi chị có cơ hội đi du lịch ở đó. Các bạn có thể liên hệ với chị Trúc qua email nganbalo.com@gmail.com

Write A Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.